Huyết áp là áp suất của máu tác động lên thành mạch. Huyết áp đo ở thời kì tâm thu gọi là huyết áp tâm thu, đo ở thời kì huyết áp tâm trương gọi là huyết áp tâm trương. Gồm 4 loại
1.Huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) : là trị số huyết áp động mạch cao nhất trong chu kì tim ứng với lúc tâm thu
Huyết áp tâm thu là huyết áp khi 2 thất bóp máu vào động mạch.
Huyết áp tâm thu phụ thuộc lực co bóp của cơ tim và lượng máu về tim.
Huyết áp tâm thu có giá trị từ 90mmHg < 140mmHg ( trung bình là 110mmHg)
Ý nghĩa :
+Khi huyết áp tâm thu < 90mmHg là huyết áp thấp.
+ Khi huyết áp tâm thu > 140mmHg là huyết áp cao
2.Huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) là trị số huyết áp lúc thấp nhất trong chu kì tim ( huyết áp tâm trương)
Huyết áp này được đo khi cả 2 tâm thất, 2 tâm nhĩ cùng giãn nghỉ.
Huyết áp tâm trương phụ thuộc vào trương lực mạch máu.
Huyết áp tâm trương bình thường là 70mmHg, giới hạn 50mmHg – 90mmHg.
Ý nghĩa :
+ Khi huyết áp tâm trương > 90mmHg là cao huyết áp
+ Khi huyết áp tâm trương < 50mmHg là huyết áp thấp
Khi đo huyết áp người ta thường viết 2 trị số tối đa/tối thiểu. Ví dụ: 110/70 mmHg.
3.Huyết áp hiệu số
là hiệu giữa huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu. bình thường khoảng 40mmHg, là điều kiện cần cho máu vận chuyển 02 chạy trong lòng mạch, khi 2 trị số tối đa và tối thiểu gần nhau là huyết áp kẹp
Ý nghĩa : Đây là điều kiện để máu lưu thông trong lòng mạch. Khi xảy ra huyết áp kẹt, máu không lưu thông trong lòng mạch. Trường hợp huyết áp kẹp rất nguy hiểm.
4.Huyết áp trung bình
Huyết áp trung bình đánh giá chức năng hoạt động của tim trong 1 chu kì:
HSTB = HA tâm trương + ( HA tâm thu)/3
Dùng để đánh giá cả chu kỳ tim 0,8s trên sóng điện tim.