Cấu tạo của tim người, vị trí, hình thể ngoài và ứng dụng trong y khoa

Tim là bộ phận quan trọng nhất của hệ tuần hoàn (vòng đại tuần hoàn và tiểu tuần hoàn)

1.Vị trí và trục của tim

Tìm nằm trong lồng ngực, giữa hai lá phổi, trên cơ hoành, phía sau xương ức khoảng 1/3, ở trung thất trước.

Trục của tim hướng xuống dưới ra trước, sang trái

Hình thể ngoài của quả tim và liên quan

Quả tim là một khối cơ rỗng, hình tháp, màu hồng tươi, nặng 260-270g (nam thường nặng 270g và nữ nặng 260g ở người trưởng thành)

Các mặt  : Tim có 3 mặt, 1 đỉnh và 1 đáy

-Mặt trước (mặt ức sườn) có 2 rãnh

+Rãnh ngang (rãnh liên nhĩ thất trước) Rãnh chia tâm nhĩ và tâm thất, vắt ngang ra mặt sau

Trên rãnh có tiểu nhĩ phải, tiểu nhĩ trái, quai động mạnh chủ, quai động mạch phổi (lỗ động mạch)

Dưới rãnh là 2 tâm thất, tâm thất phải và tâm thất trái.

Trong rãnh ngang có động mạch vành nuôi tim, cung cấp máu cho các hoạt động của tim.

+Rãnh dọc (Rãnh liên thất), chia mặt ngoài thất phải và thất trái. Trong rảnh dọc có động mạch vành trái, thần kinh bạch mạch

-Mặt dưới (còn gọi là mặt hoành) : mặt áp trên cơ hoành có 2 rãnh

+Rãnh ngang : (Rãnh liên nhĩ thất sau) trong rãnh có động mạch vành phải, động mạch liên nhĩ thất trái, tĩnh mạch vành lớn

+Rãnh dọc (Rãnh liên thất sau) Trong rãnh có động mạch vành phải, tĩnh mạch vành sau

Ứng dụng trong y khoa : Vị trí để đặt stent ở các mạch khi bị phình mạch vành nhằm giảm áp lực máu qua đoạn mạch bị phình

2.2. Đỉnh tim

Hướng xuống dưới, ra trước, sang trái nằm ở khoang liên sườn 5 trên đường giữa xương đòn trái kẻ xuống hay đường vú trái nam hoặc nách trước nữ

  1.  Đáy tim: là mặt sau 2 tâm nhĩ.
  2. Tâm nhĩ phải: hướng lên trên sang phải có tĩnh mạch chủ lên trên, tĩnh mạch chủ dướí đổ về. Tĩnh mạch chủ trên thu máu của 2 chi trên và động mạch cổ đổ về tâm nhĩ phải. Tĩnh mạch chủ dưới thu máu của 2 chi dưới, của toàn bộ máu nội tạng đổ về tâm nhĩ phải. Như vậy, máu từ nại biên trở vè có nhiều khí CO2 và chất cặn bã. Xoang tĩnh mạch vành lớn, tĩnh mạch vành sau cũng đổ vào tâm nhĩ phải.
  3. Tâm nhĩ trái: hướng lên trên ra sau có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào (2 tĩnh mạch phổi bên hải, 2 tĩnh mạch phổi bên trái). Sau khi động mạch mang máu lên phổi trao đổi khí CO2 nhận O2 theo 4 tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. Từ nhĩ trái xuống thất trái.

Liên quan: với thực quản đoạn ngực. Khi bệnh nhân có triệu chứng nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt khó, siêu âm không có dị tật gì. Bác sĩ kết luận “suy tim trái”, bệnh nhân chụp X quang tâm nhĩ trái to => Bệnh của tim

Đáy tim: là mặt sau 2 tâm nhĩ.

  • Tâm nhĩ phải: hướng lên trên sang phải có tĩnh mạch chủ lên trên, tĩnh mạch chủ dướí đổ về. Tĩnh mạch chủ trên thu máu của 2 chi trên và động mạch cổ đổ về tâm nhĩ phải. Tĩnh mạch chủ dưới thu máu của 2 chi dưới, của toàn bộ máu nội tạng đổ về tâm nhĩ phải. Như vậy, máu từ nại biên trở vè có nhiều khí CO2 và chất cặn bã. Xoang tĩnh mạch vành lớn, tĩnh mạch vành sau cũng đổ vào tâm nhĩ phải.
  • Tâm nhĩ trái: hướng lên trên ra sau có 4 tĩnh mạch phổi đổ vào (2 tĩnh mạch phổi bên hải, 2 tĩnh mạch phổi bên trái). Sau khi động mạch mang máu lên phổi trao đổi khí CO2 nhận O2 theo 4 tĩnh mạch phổi trở về tâm nhĩ trái. Từ nhĩ trái xuống thất trái.

Liên quan: với thực quản đoạn ngực. Khi bệnh nhân có triệu chứng nuốt vướng, nuốt nghẹn, nuốt khó, siêu âm không có dị tật gì. Bác sĩ kết luận “suy tim trái”, bệnh nhân chụp X quang tâm nhĩ trái to => Bệnh của tim.

Viết một bình luận