1.Vị trí
Gan nằm dưới vòm hoành bên phải, nằm ở vùng hạ sườn phải, mặt trên gan lên tới khoang liên sườn IV bên phải, Bờ trước đi dọc bờ sườn IX. bên phải sụn sườn VII bên trái
Gan là tuyến lớn nhất trong các tạng
Hình thể ngoài:
Kích thước: 28x16x8cm, nặng 2.300g (từ phải qua trái (28cm) x bờ trước ra mặt sau (16cm) x đỉnh cao nhất (8cm) )
-Gan màu nâu sẫm, dễ vỡ vì chứa đầy máu tĩnh mạch. Gan có màu nâu sẫm vì lí do gan thu máu của toàn bộ tĩnh mạch từ mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới, tĩnh mạch tỳ về nên gan có nhiều CO2. Máu hấp thu chất dinh dưỡng từ ruột non đưa hết về gan lọc và xử lý các chất độc rồi mới đổ vào tĩnh mạch chủ dưới về tim.
2. Gan có 3 mặt
2.1. Mặt trên nhẵn, được đúc theo vòm hoành, có mạc chằng liềm (là 1 nếp của màng bụng đi từ thành bụng trước vắt qua mặt trước của gan có tác dụng giữ gan tại chỗ) chia gan làm 2 thùy trái và phải.
Mạc tràng vành ở hai đầu của gan
2.2.Mặt dưới : (Mặt tạng) có 2 rãnh dọc, 1 rãnh dọc bên phải, 1 rãnh dọc bên trái, 1 rãnh dọc ngang tạo thành hình chữ H. Rãnh dọc phải nông và rộng, phía trước rãnh ngang có túi mật nằm trong rãnh dọc ở mặt trước tĩnh mạch chủ dưới nằm trong rãnh dọc ở phía sau.
Rãnh dọc trái: hẹp và sâu
Phía trước có dây chằng tròn (là ống di tích ống nối tĩnh mạch cửa, tĩnh mạch chủ lúc bào thai)
Phía sau là di tích tĩnh mạch rốn (ống arantius)
Rãnh dọc phải: rộng và nông
Phía trước có túi mật
Phía sau là tĩnh mạch chủ dưới
-Rãnh ngang: là rốn gan dài 6-7cm, trong đó có động mạch gan, tĩnh mạch cửa to nhất, ống mật chủ. Các rãnh của mặt dưới chia gan làm 4 thùy”
Thùy phải: To, mang 3 dấu ấn của tạng lân cận ép vào
Ấn lõm kết tràng phải: ở phía trước
Ấn lõm thận phải: ở phía sau
Ấn lõm của tá tràng: ở phía trong
Thùy trái: có ấn lõm to nhất của dạ dày
Thùy vuông: nằm trước rãnh ngang
Thùy đuôi: nằm sau rãnh ngang
2.3Mặt sau: không có màng bụng che phủ nên (gọi là mặt phẫu thuật)
Mặt này áp vào thành sau của lưng, có lõm áp vào cột sống
3.Phương tiện giữ gan tại chỗ
+ Mạc chằng liềm ở mặt trên giữ gan ở mặt trên.
+ Mạc chằng vành ở 2 đầu giữu gan ở 2 đầu
+ Mạc nối nhỏ (nối thùy trái với dạ dày)
+ Tĩnh mạch chủ dưới ở sau cơ thể.
+ Dây chằng tròn.
4.Cuống gan :
-Tĩnh mạch cửa : Gồm 3 tĩnh mạch hợp thành
+Tĩnh mạch treo tràng trên
+Tĩnh mạch treo tràng dưới
+Tĩnh mạch tỳ
Tĩnh mạch cửa chia thành 2 nhánh dẫn máu theo tĩnh mạch vào gan để xử lý các chất độc trong quá trình chuyển hóa các chất. Các mạch treo tràng trên, tràng dưới thu máu đã hấp thụ hết cả axit amin, các chất dinh dưỡng, đồng thời cũng hấp thụ cả ure, uric, …. đưa hết vào gan để xử lý, sau đó đưa về tĩnh mạch chủ dưới đưa về tim.
+ Nhánh phải to : cho thùy phải, thùy vuông, thùy đuôi
+ Nhánh trái nhỏ: đi vào thùy trái
5.Động mạch gan riêng
là nhánh tách từ động mạch gan chung ở rốn gan có 2 nhánh:
+Nhánh phải vào thùy phải
+Nhánh trái vào thùy trái
Động mạch gan dẫn máu vào nuôi dưỡng gan
6.Đường dẫn mật
2 đường :
+ Đường dẫn mật phụ gồm: túi mật và ống cổ túi mật
+ Đường dẫn mật chính: gồm ống gan chụng và ống mật chủ (OMC) (đổ vào cục ruột to, nhỏ ở khúc II tá tràng)
Khi dạ dày co bóp, mật theo đường dẫn mật tiết xuống đổ vào khúc II ruột tá liên tục. Vì thế nếu bệnh lý mà phải cắt túi mật thì phải ăn nhiều bữa, ăn ít một.
Ứng dụng lâm sàng : nếu bị sỏi mật, tắc ống dẫn mật dẫn tới phân trắng như cứt cò. (Khi ăn gì thải ra cái đó do không có dịch tụy để tiêu hóa protein, lipit và cả mật có thể cũng bị tắc)
Chức năng của gan :
+ Đào thải độc tố; thu máu của toàn bô mạc treo tràng trên, mạc treo tràng dưới. Khi ruột non hấp thụ chất dinh dưỡng đưa qua mạc treo tràng trên hấp thụ nước ở dạng ruột già về hết tĩnh mạch cửa gan. Tĩnh mạch tỳ đổ hét vào rốn gan. Từ rốn gan xử lí chất độc thành ít độc đổ vào tĩnh mạch chủ dưới. Trong quá trình tiêu hóa – hấp thụ chất dinh dưỡng. Quá trình chuyển hóa protit, gluxit, lipit sinh ra những thành phẩm chất độc, phân giải thành chất độc, axit amin, ruột non hấp thụ hết đưa về gan. Gan xử lí chất độc thành chất ít độc gọi là urê .Urê đổ vào tĩnh mạch chủ dưới sau đó về tim, tim đưa chất độc ra khỏi cơ thể bằng nước tiểu, mồ hôi.
+ Sản xuất mật: Dịch mật trong túi mật theo đường ống mật xuống tá tràng hòa trộn và hóa giải thức ăn thực hiện nhũ hóa chất béo, cholesterol, 1 số vitamin để ruột non dễ hấp thụ. Mỗi ngày gan tiết 0,5l mật
+ Lưu trữ các chất “ngôi nhà dự trữ vitamin và khoáng chất A-D-E-K-B12”
+ Chuyển hóa: Cân bằng lượng đường huyết, cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động, chuyển hóa protein, lipid lưu trữ carbonhydrate dưới dạng glucogen và chuyển hóa chúng thành glucose khi cơ thể cần hấp thu vào máu.
+ Tổng hợp các yếu tố đông máu